Nhân quyền trong giáo dục Đức

Hôm nay chúng tôi tiếp tục đến thăm 1 ngôi trường ở Đức với 209 trẻ và 56 giáo viên. Điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy rất rõ trong tất cả những trường mầm non mà chúng tôi đã đi thăm, dù ở Đức hay ở Ý, ở Pháp, vấn đề nhân quyền của trẻ nhỏ và cả người trưởng thành đều được vô cùng đề cao và thể hiện rõ ràng ngay ở cửa vào và ở tất cả những nơi nào dễ nhìn thấy khi đi lại, làm việc trong trường.

Ngôi trường hôm nay chúng tôi đến làm việc cùng không theo phương pháp giáo dục sớm nào mà đơn giản chỉ là tạo môi trường để trẻ được tự do vui chơi. Nói nôm na như ở mình là trường truyền thống. Nhưng những gì chúng tôi được trải nghiệm ở trường thì thực sự là rất tuyệt vời

Ngay cổng vào là banner Boy’s day. 

 

Banner Boy’s Day tại trường 

Ban đầu chúng tôi cứ nghĩ là ngày của các e bé trai, giống như ngày 8.3 của con gái ở Việt Nam. Nhưng thực tế ở Đức có ngày Boy’s day (26.4) là ngày các bạn thanh niên nam sẽ đi làm những công việc mà thông thường là của con gái. Và Đức cũng có ngày Girl’s day là ngày các bạn nữ đi làm thử những việc của các bạn trai. May mắn khi chúng tôi đến thăm trường đúng ngày sự kiện và được gặp một tốp 10 bạn thanh niên nam 18 tuổi đang đến thăm quan trường 1 vòng và bắt đầu một ngày làm giáo viên mầm non ở trường. Ở Đức còn có điểm rất thú vị là các thanh niên 18 tuổi, khi tốt nghiệp cấp ba, các bạn trẻ chưa cần thiết đi học đại học luôn, mà sẽ có 1 năm (hoặc nhiều năm tùy sự lựa chọn của mỗi người) cho các bạn trẻ đi thử sức ở những môi trường khác nhau, để các bạn biết được nghề nghiệp nào phù hợp với mình trước khi lựa chọn vào học ở trường đại học nào. Đây thực sự là điểm tiến bộ đáng ngưỡng mộ ở giáo dục Châu âu, khi cả xã hội đều mở lòng và chung tay cho tương lai của thế hệ trẻ. Và chúng tôi thường xuyên thấy những bạn trẻ đến làm tình nguyện viên ở các trường mẫu giáo, để xem khả năng và sở thích của mình có được thỏa sức ở môi trường này không. Thật thú vị.

Ở tất cả các khu học đều có một tấm bảng lớn nói về quy định làm việc tập thể vòng tròn giữa bố mẹ, giáo viên và trẻ với những nguyên tắc tôn trọng trẻ được đề cao ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Ở trong lớp học, chúng tôi được giới thiệu về 1 bảng nội quy trong giờ ăn được xây dựng từ 1 cuộc họp của tất cả trẻ và giáo viên trong lớp. Tại cuộc họp đó, trẻ sẽ tự mình nói ra những quy định kỷ luật như:

+ trên bàn ăn cần phải được chuẩn bị khăn ăn và dao dĩa thế nào,

+ trong bữa ăn có thể nói chuyện nhưng không được cãi nhau

+ trẻ tự nói ra tháp dinh dưỡng với những món nào nên ăn và món nào ăn ít…

Mỗi trẻ sẽ có một tập file ghi chú như sổ nhật ký của trẻ từ lúc trẻ đến trường ngày đầu đến khi trẻ lên lớp 1 sẽ được tặng cuốn sổ tốt nghiệp cùng. Khi chúng tôi muốn xem cuốn sổ đó, cô giáo đã phải hỏi ý kiến của trẻ, đồng ý hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự quyết định của trẻ

Điểm đặc biệt của trường là ở đối tượng học sinh của trường. Trường có cả những trẻ em khuyết tật theo học và không hề có sự cách biệt gì với các trẻ khác. Các em hoàn toàn hòa nhập trong mọi hoạt động học và chơi cùng các bạn. Đây cũng là điều mà ở Reggio Emilia, từ những năm 196s, thành phố đã cho phá bỏ toàn bộ những ngôi trường dành riêng cho trẻ em khuyết tật để các e ấy được đảm bảo quyền đặc biệt trong một môi trường bình thường và bình đẳng..

” GIÁO DỤC ĐƠN GIẢN LÀ GIÁO DỤC ĐỈNH CAO” – càng đi càng thấy thấm thía điều này

 

Biên bản họp giờ ăn của trẻ 

Biên bản họp về tháp dinh dưỡng của trẻ trong bữa ăn 

Bảng thống nhất phương pháp làm việc giữa cha mẹ – con cái và giáo viên

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *