SINGAPORE – QUỐC GIA XANH SẠCH HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Điều gì tạo nên một Singapore từ thiên đường ô nhiễm trở thành quốc gia xanh – sạch hàng đầu thế giới?

Khi Singapore mới tách khỏi Malaysia vào năm 1965, đất nước này đầy rẫy những kênh rạch ô nhiễm và nước thải tràn lan. Khi đó, Singapore từng được ví là “thiên đường” ô nhiễm, nhưng ngày nay quốc đảo này đã được xếp vào top quốc gia và thành phố xanh sạch nhất thế giới. Đó là kết quả hành trình vượt lên chính mình của cả một quốc gia do Thủ tướng Lý Quang Diệu phát động với quan điểm: “Thế hệ tiên phong của thành phố này hiểu rằng nếu bạn biến Singapore thành một nơi tốt đẹp để sống, thì mọi người sẽ đến và đầu tư”.

Và quả thật, Singapore ngày nay luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch, người lao động, những nhà đầu tư muốn được đến thăm quan, học tập, sinh sống và phát triển công việc ở Singapore.

Mới ngày đầu tiên trong hành trình trại hè, các con cũng ít nhiều hiểu được lý do vì sao Singapore lại giữ được sự sạch sẽ đến đáng ngưỡng mộ của mình như thế trước một lượng lớn khách du lịch từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về. 

❣️Ngay ở ga tàu điện ngầm là bảng nội quy: không được ăn, uống trên tàu hay ở khu vực ga tàu. Nếu ăn, uống sẽ bị phạt 500$

❣️Vì không được ăn uống ở khu vực nhà ga nên đi khắp lòng đất theo các nhà ga Singapore cũng chẳng thấy có thùng rác nào. Nên nếu các bạn đang uống dở 1 cốc nước, bóc ra 1 cái kẹo ăn trước khi vào nhà ga mà chưa kịp vứt thì các bạn sẽ phải cầm hoặc nhét nó vào túi đến khi ra khỏi nhà ga, tìm được đâu đó 1 chiếc thùng rác phân loại thì mới bỏ đi được.

❣️Ở mỗi khu vực food court, dù đông hàng nghìn người cùng tập trung ăn uống mà chỉ có 1 vài nhân viên đi lau dọn xung quanh, nhưng cũng chẳng thấy có rác. Vì mỗi người sau khi ăn xong đều phải tự dọn chỗ ngồi của mình, mang khay đồ ăn, bát đũa ra một khu vực giá kệ để đồ bẩn. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng giữ được sự sạch sẽ của cả 1 khu phức hợp đang có hàng nghìn người cùng ăn uống.

Thế mới biết, chỉ cần mỗi người tự ý thức thì sẽ cắt giảm đi chi phí không cần thiết của hàng chục nhân công dọn dẹp.

❣️Các con còn được chuẩn bị bài tập nhóm và thuyết trình về ngành công nghiệp tái chế, được hiểu thế nào là recycle và upcycle

+ Recycle: tập trung vào việc chuyển đổi nguyên liệu cũ thành nguyên liệu thô mới để phục vụ cho quá trình sản xuất kế tiếp.

+ Upcycle: tái chế theo cách sáng tạo, nâng cấp nguyên liệu cũ thành sản phẩm mới

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *