Nghệ thuật thị giác trong dạy học theo dự án – Cô Gai Lindsay

NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẦM NON

“Trước khi đứa trẻ nói, chúng đã hát

Trước khi chúng viết, chúng đã vẽ

Sớm hơn cả khi chúng đứng, chúng đã nhảy múa

Nghệ thuật là kinh nghiệm cơ bản nhất của loài người”

——- Phylicia Rashad ——

Là cha mẹ

Là giáo viên

Là chủ trường mầm non

Và trên hết là người lớn, chúng ta hãy cùng đồng hành với các em bé của chúng ta, để xây dựng sự tự tin cho trẻ đối với nghệ thuật.

Tuy nhiên, chúng ta cần bắt tay chỉ việc cho trẻ hay đồng hành với trẻ như thế nào nếu chúng ta chưa thực sự nắm rõ về nghệ thuật?

Hiểu được những băn khoăn, trăn trở đó của các phụ huynh, giáo viên, chủ trường mầm non, chúng tôi – Re.Sky đã mời cô Gai Lindsay –  chuyên gia nghệ thuật đến từ Úc để chia sẻ kinh nghiệm giúp giáo viên tự tin đồng hành cùng trẻ trong ngôn ngữ nghệ thuật tại trường mầm non.

  • Cô là giảng viên, đối tác chuyên môn trong thực hành giáo dục sớm.
  • Nghiên cứu tiến sĩ của cô khám phá niềm tin trong nghệ thuật thị giác và chương trình sư phạm cho các nhà giáo dục sớm tại Úc
  • Nghiên cứu của cô tập trung vào giáo dục nghệ thuật thị giác. Lý thuyết của John Dewey về giáo dục nghệ thuật và ảnh hưởng giáo dục theo tiếp cận Reggio Emilia là cảm hứng đặc biệt đối với cô.
  • Cô đã có nhiều giải thưởng cống hiến giáo dục tại Úc.

Kết thúc ba ngày học tuyệt vời của khóa đào tạo “Nghệ thuật thị giác trong dạy học theo dự án”, Re.Sky xin trích bài cảm nhận của học viên Mai Hạnh:

“Thời gian là một món quà và trẻ em cũng là một món quà. Xã hội càng hiện đại, con người ta sống càng “vội vã”, do ta sống vội vã nên ta đã đẩy sự vội vã đó sang cho trẻ. Ta đâu biết rằng trẻ cần có tuổi thơ, trẻ cần dùng toàn bộ thời gian để sống với thời thơ ấu. Bởi chắc chắn muốn có được đứa trẻ hoàn thiện thì nó vẫn phải đi qua các mốc 0-1-2-3-4-5-6.

Kết thúc 3 ngày học do Re.Sky tổ chức cùng các chuyên gia giáo dục đến từ Úc, mới thấy nghệ thuật không phải là môn học được mang ra để so sánh xem nó sẽ đứng ở đâu cùng với các môn học khác như văn học, toán học, khoa học… Mà nghệ thuật chính là trung tâm kết nối các môn học, kết nối các mối quan hệ của trẻ với trẻ, trẻ với gia đình, trẻ với môi trường.

Hãy thay đổi hình ảnh của trẻ trong mắt người lớn chúng ta, trẻ không phải là tờ giấy trắng để người lớn thích vẽ gì lên thì vẽ.

Hãy tin rằng trẻ có 100 ngôn ngữ để giao tiếp và tìm hiểu về thế giới

Hãy tin trẻ lúc nào cũng sẵn ý tưởng, sẵn năng lực và luôn sẵn sàng để học

Và trẻ phải là người được tin tưởng đầu tiên và thực sự được tông trọng

Đứa trẻ là độc lập nhưng cần phải sống trong các mối quan hệ

Giáo viên không thể nào chỉ là người trông trẻ, chỉ là người mua vui hay chỉ là dạy các kĩ năng đơn giản cho trẻ mà giáo viên là người học tập và đồng hành cùng trẻ

Và giáo viên ngoài là nhà nghiên cứu ra còn phải là người học suốt đời, họ không phải đúng trong mọi trường hợp nên không có quyền phán xét bất kì ai.

Làm giáo dục mầm non, không phải là đi “copy” mà hãy như những con ong chăm chỉ, hãy bay đến những vườn hoa và chọn cho mình bông hoa để hút mật và mang về tổ để nuôi con của mình và tạo ra những giọt “mật ngọt” của chính mình.

Cảm thấy con đường mình đang đi là hoàn toàn đúng, và có một niềm tin mãnh liệt rằng mình nhất định sẽ làm được. Mình sẽ gieo thật nhiều hạt mầm và lan tỏa thật nhiều giá trị

Thank you so much”

Một số hình ảnh từ khóa đào tạo “Nghệ thuật thị giác trong dạy học theo dự án”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *