Trong phương pháp tiếp cận Reggio Emilia, với quan điểm:
Hãy để đôi tay của bé bận rộn
Hãy dành cho bé thời gian nhiều nhất có thể để bé khám phá
Hãy ở bên bé, yên lặng, tập trung, quan sát và tương tác để khơi gợi thêm hứng thú cho bé, chứ không phải để cố dạy cho bé điều gì và cũng không phải để cố tìm hiểu xem bé đang làm gì
Hãy khen bé vì những gì bé đã tiến bộ hơn trong quá trình tìm hiểu, từ đường nét, hình dạng, màu sắc, ngôn ngữ hay đơn giản là bé đã tập trung hơn để bé dần hiểu nghệ thuật thị giác có những yếu tố gì
Hãy chơi với bé từ cách chấm, pha màu hay đóng cái bút dạ và nghe tiếng kêu ‘tách – bút đóng rồi đấy” dù có thể bé quay sang chơi đóng mở bút, đơn giản là vì bé cần khám phá hay gọi tên nguyên vật liệu trước khi bắt đầu biết cầm bút và vẽ.
TRẺ SÁNG TẠO HỌC TỪ NHÀ GIÁO DỤC SÁNG TẠO
Vậy khi chúng ta không phải là những người sáng tạo, chúng ta sẽ làm gì?
Chỉ có cách chúng ta phải học tập, phải trau dồi cho chính mình thôi. Vì vậy, chúng tôi có mặt tại đây để học tập từ cô giáo Denise – một Atelierista đến từ Úc, một buổi học căng thẳng vì lí thuyết, nhưng đã giúp chúng tôi hiểu sâu được triết lý, hiểu được vì sao chúng ta phải làm như vậy, mọi thứ đã vỡ òa khi chúng tôi được hóa thành trẻ và thực hành.
Hình ảnh cô Denise Savin
Cô Denise Savin là Giáo viên Mầm non, một Arterlier đến từ Bắc New South Wales, Úc và đã hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
Hình ảnh cô Denise Savin cùng các sáng lập viên Re.Sky
Cảm nhận của học viên Trần Thị Hằng sau khi tham gia khoá học
““A child has a hundred languages” _ “Một đứa trẻ có hàng trăm ngôn ngữ”
Triết lý Reggio Emilia bắt nguồn từ niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của trẻ. Loris Malaguzzi cho rằng trong mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển thông qua trí tò mò vốn có của trẻ.
Việc của Giáo Viên là tạo môi trường kích thích trí tò mò của trẻ
Việc của Giáo Viên là đưa ra câu hỏi MỞ và học cách LẮNG NGHE trẻ. Không có câu trả lời SAI. Chỉ có sự KHÍCH LỆ. Kết quả cuối cùng được đúc kết là quá trình trẻ TỰ TRẢI NGHIỆM.
Việc của Giáo Viên là người bạn đồng hành, hỗ trợ trẻ khám phá, quan sát trẻ làm để khơi gợi sự hứng thú của trẻ.
Hãy để đôi tay của trẻ luôn bận rộn.
Hãy để trẻ có cơ hội được thực sự trải nghiệm để từ đó trẻ sẽ tìm ra được những nguyên lý, kiến thức cần thiết
Hãy để trẻ tự SÁNG TẠO theo cách riêng của mình.
(Yên tâm đi trẻ chính là Người Thầy của chúng ta về khả năng Sáng Tạo đấy ạ)
Tái bút: Cảm ơn em Lại Thảo và Re.Sky đã luôn đồng hành và khơi gợi đam mê giáo dục mầm non trong chị “
Một số hình ảnh từ khóa đào tạo “Nhập môn về nghệ thuật thị giác trong dạy học theo dự án”