DỰ ÁN NÃO BỘ
————
REGGIO EMILIA LÀ DẠY TRẺ KHÔNG CÓ GIÁO ÁN?
Điều này vừa đúng vừa sai.
Đúng: vì cô không soạn giáo án sẵn theo kiểu chủ đề, chủ điểm. Cô không định sẵn ngày, giờ này học bài nào trước đó cả một năm trời. Reggio Emilia là phương pháp tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ em là người chủ động thiết lập quá trình tìm hiểu của mình.
Sai: vì chẳng có bất kỳ một hoạt động nào mà lại không có kế hoạch, không có sự tính toán và sắp đặt chủ đích ở trong đó. Nói đơn giản như việc ăn cơm – hoạt động bình thường đều đặn mỗi ngày 2-3 lần thôi, mình cũng phải có chủ định là sẽ ăn gì trước, ăn gì sau trong ý thức của mình rồi mà. Đặc biệt là giáo viên lên lớp thì không thể có chuyện tay không bắt giặc, trong đầu không có một hoạch định kế hoạch gì..
Vậy phải hiểu thế nào cho đúng về cái gọi là “giáo án” trong phương pháp tiếp cận Reggio Emilia?
GIÁO ÁN = RE-SEARCH (nghiên cứu lại những hoạt động trước đó trẻ đã làm để tìm ra điểm còn cần khai thác tiếp) + PIAZZA (để gợi ý thêm ý tưởng) + sự định hướng mang tính chất trải nghiệm đầu mối của giáo viên.
Ví dụ: Context hôm nay của Sóc mình làm trong bối cảnh:
Piazza: kết quả của việc trao đổi qua piazza là mẹ sẽ nên nói với con về việc có thể thay đổi quan điểm nếu điều đó là đúng. Nhưng nói thế nào với con về điều trừu tượng này cho con dễ hiểu? Nhất là trong hứng thú của con bây giờ là đang tìm hiểu về não bộ.
Re-search: mẹ xem lại quá trình tìm hiểu về não bộ cùng con thông qua các documentation tồn tại cả dưới dạng hiện hữu và cả trong trí nhớ của mẹ. Mẹ thấy có hai dấu hiệu:
+ con rất nhớ việc: con chỉ vẽ những gì có trong não của con thôi;
+ hôm qua khi quan sát bộ não, mẹ hỏi con có muốn được quan sát nó dưới kính hiển vi không? Con có nói với mẹ: con nhìn bằng mắt cũng thấy rồi mà mẹ, con không cần xem kính hiển vi đâu.
Một Piazza tiếp theo được mở ra.
Mẹ gọi điện nhờ một phụ huynh cũ làm ở công ty chuyên bán kính hiển vi, đặt vấn đề để bác ấy đồng ý cho con mang mẫu vật não bộ đến soi dưới kính hiển vi. Sự đồng ý của bác ấy chính là minh chứng cho việc: khi quá trình học tập của con được thể hiện rõ ràng để người khác hiểu thì sẽ rất dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng. (Mẹ con cháu cảm ơn bác Hien Aym rất nhiều đã nhiệt tình support cho các con a).
Mẹ vừa up bài fb về kế hoạch context, có ngay mẹ bạn Pom comnent muốn gửi Pom đi ké tham gia context cùng. Vui quá, tính tập thể tương tác xã hội cũng là một đặc điểm của phương pháp tiếp cận Reggio Emilia.
Hai bạn nhỏ được đến văn phòng làm việc của một công ty chuyên bán đồ kỹ thuật. Được vào khu vực riêng để tìm hiểu nghiên cứu não dưới kính hiển vi.
Các con biết được rằng:
+ Trong não có rất nhiều mạch máu. Có cả máu màu đỏ tươi và máu màu đỏ nâu.
+ Đi sâu vào trong não cũng có những mạch máu. Không chỉ có riêng mạch máu ở bên ngoài.
+ Nhưng đi sâu vào trong càng nhiều chất màu trắng hơn
+ Nếu mình dùng tăm xâm thẳng xuống thì sẽ tách não ra thành các lớp và vẫn giữ được hình. Nhưng khi mình dùng tăm xâm ngang thì não sẽ bị vỡ và nát ra.
Mẹ đang định cùng con tìm hiểu tiếp về tiểu não – nhưng con và bạn Pom lại rủ nhau chạy ra ghế sofa chơi. Thế là cuộc nghiên cứu não dưới kính hiển vi của hai con dừng lại sau 10 phút hăm hở đi bê ghế, trèo lên ngó nghiêng. Để lại mẹ vẫn tranh thủ nhờ bác nghiên cứu cùng mẹ nốt tiểu não, chẳng mấy khi có dịp.
Cuộc du ngoạn khá xa và hơi kỳ công, diễn ra thực tế thì hơi ngắn ngủi. Nhưng giá trị để lại với con cũng khá nhiều
Trực quan sinh động bao giờ cũng ấn tượng nhớ lâu với con hơn. Về con vẫn nhớ não có máu đỏ tươi và máu nâu. Còn một số thứ hôm nay mẹ có quan sát thấy trên kính hiển vi, nhưng lúc đó con đã chạy đi chơi. Mẹ có quay lại, lúc nào tiện mẹ sẽ mở ra cho con xem sau.
Con đã hiểu được việc suy nghĩ của mình có thể không đúng, và mình vẫn có thể thay đổi những thứ trong đầu mình, lấy những thứ từ đầu người khác vào đầu của mình.
Mình sẽ lấy những thứ trong đầu người khác vào đầu mình bằng cách nào con nhỉ?
Bằng cách cụng đầu vào nhau thế này nè mẹ.
Hình ảnh con và các bạn xem hình ảnh dưới kính hiển vi